Sống khỏe phần 6. Ảnh hưởng của thiếu ngủ kéo dài ? Chia sẻ bởi Bác sĩ Vượng. Bảng vàng thủ khoa tốt nghiệp Đại học Y Dược TP.HCM.
Trong
video ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những ảnh hưởng có thể có của
việc thiếu ngủ kéo dài.
Ảnh hưởng thiếu ngủ 1 - Suy giảm sinh lý
Ở nam giới, những người ngủ 5 tiếng mỗi tối có kích
thước tinh hoàn nhỏ hơn và mật độ tinh trùng thấp hơn đáng kể so với những người
ngủ đủ 8 tiếng. Một nghiên cứu khác cho thấy
những người thường xuyên ngủ 5 tiếng có mức testosterone thấp tương ứng với một
người già hơn họ 10 tuổi.
Ảnh hưởng thiếu ngủ 2 - Suy giảm não bộ
Thiếu
ngủ sẽ làm suy giảm khả năng tư duy, học tập và ra quyết định. Thiếu ngủ thường
xuyên sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ, mất trí nhớ tuổi già và hàng loạt bệnh khác.
Ảnh hưởng thiếu ngủ 3 - Suy giảm hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch giúp chúng ta chống lại bệnh tật. thiếu ngủ thường xuyên làm suy giảm hệ miễn dịch. từ đó khiến chúng ta dễ bị bệnh hơn và khi bị bệnh thì lâu lành hơn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng sau một đêm thiếu ngủ, các tế bào giết tự nhiên của hệ miễn dịch có thể giảm tới 70%.
Ảnh hưởng thiếu ngủ 4 - Rút ngắn tuổi thọ
Với những ảnh hưởng nêu trên, và cũng là kết luận của nhiều nghiên cứu, những người thiếu ngủ thường xuyên thì có tuổi thọ ngắn hơn.
Tới
đây chúng ta có thể thấy là giấc ngủ rất quan trọng, nhưng ngủ bao nhiêu là đủ.
Theo các nghiên cứu, người trưởng thành từ 18 tới 65 tuổi nên ngủ khoảng 7-9 tiếng
mỗi tối. Ngủ ít hơn 7 tiếng hay ngủ nhiều hơn 9 tiếng đều không tốt cho sức khỏe.
Quý vị có thể tự trải nghiệm và xác định con số phù hợp, miễn là khi thức dậy
quý vị cảm thấy khỏe mạnh và hoàn toàn tỉnh táo.
Xin
cảm ơn quý vị đã dành thời gian cho các video của bác sĩ. Nếu quý vị thấy video
này hữu ích, nhờ quý vị bấm thích video và chia sẻ thêm cho bạn bè người thân để
cho kênh của chúng ta có nhiều người biết đến hơn nữa. Xin chúc quý quý vị sức
khỏe, hạnh phúc và thành công.
Nguồn tham khảo
- Cappuccio FP,
D'Elia L, Strazzullo P, Miller MA. Sleep duration and all-cause mortality: a
systematic review and meta-analysis of prospective studies. Sleep. 2010
- Irwin M,
Mascovich A, Gillin JC, Willoughby R, Pike J, Smith TL. Partial sleep
deprivation reduces natural killer cell activity in humans. Psychosom Med. 1994
- O'Byrne NA,
Yuen F, Niaz W, Liu PY. Sleep and the Testis. Curr Opin Endocr Metab Res. 2021
Trân trọng,
Bs Nguyễn Đức Vượng.