Cách học giỏi phần 9. Cách chuẩn bị tâm lý ngày thi. Chia sẻ bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Vượng. Bảng vàng thủ khoa tốt nghiệp Đại học Y Dược TP.HCM.
Hãy
tưởng tượng cầu thủ yêu thích của bạn đang đứng trước khung thành . Chỉ còn 1
trái penalty nữa để quyết định kết quả của trận đấu. Hàng ngàn khán giả vây
quanh. Tất cả đều nín thở dõi theo. Tiếng còi trọng tài vang lên, anh ta sút một
cú thật mạnh nhưng vào ngay giây phút quyết định này anh ta lại sút trượt và
bóng bay thẳng ra ngoài.
Hiện
tượng này được gọi là choking , tức là một người dù đã luyện tập hàng năm trời
lại thất bại ngay trong giây phút quan trọng nhất. Tương tự như chuyện học
hành, có nhiều bạn bình thường học rất tốt nhưng cứ tới kỳ thi là kết quả lại đạt
kết quả không như mong muốn. Dân gian gọi là học tài thi phận.
Thực
sự cảm giác này rất tồi tệ, vì bao nhiêu công sức học hành đổ sông đổ bể. Anh
đã từng trải qua cảm giác này và sau bao nhiêu năm học hành thi cử anh đã tìm
cách để bước vào phòng thi với sự tự tin và giảm được cảm giác lo sợ.
Đầu
tiên bạn phải hiểu về nỗi sợ của mình. Sợ hãi là một phản ứng vô thức khi cơ thể
cảm thấy nguy hiểm. Vậy tại sao phòng thi lại nguy hiểm. Thứ 1, bạn sợ mình học
chưa đủ bài. Thứ 2 bạn sợ thi rớt và điều đó thật khủng khiếp vì kì thi này rất
quan trọng với cuộc đời bạn. Thứ 3, đơn giản là bạn sợ thi cử , cứ lần nào thi
là bạn cũng run …. và có hàng tá lý do khác để sợ.
Và
khi nỗi sợ bao trùm lên tâm trí của bạn thì như anh nói trong video về sự tập
trung, một phần năng lượng não bộ của bạn lúc này đã dành cho việc lo lắng nên
chắc chắn bạn không thể làm bài với 100% năng lực được nữa. Có nhiều bạn sợ hãi
tới mức, toàn bộ não bộ rơi vào trạng thái tê liệt và bạn cảm thấy trống rỗng
như mình chưa từng học gì cả dù đã chuẩn bị rất kỹ càng.
Vậy
làm sao để chúng ta chống lại những điều này. Làm sao để những vận động viên
hàng đầu đã vượt qua nỗi sợ để dành huy chương vàng và vươn lên đỉnh cao danh vọng
?
Điểm thứ 1, mô phỏng tương tự bài thi.
Một
nghiên cứu cho thấy khi học sinh giải toán dưới áp lực thì kết quả sẽ giảm đáng
kể nếu chưa được luyện tập. Nhưng nếu trước đó nhóm học sinh này được luyện tập
trong môi trường áp lực tương tự ngay từ đầu thì tới ngày thi với cùng áp lực
đó sẽ không có ảnh hưởng gì. Nói một cách đơn giản bạn thi như thế nào thì bạn
phải rèn luyện như thế đó. Đây là một lỗi mà đa phần học sinh mắc phải. Có 2 ý
quan trọng mà anh cần chia sẻ
Thứ
1 là hình thức, ngày thi bạn thi dưới hình thức trắc nghiệm là trả lời những
câu hỏi trắc nghiệm, nhưng bạn lại học theo kiểu đọc đi đọc lại tài liệu và những
công thức thì tới khi thi não bộ bạn sẽ không xử lý kịp. Chính bởi vậy mà hình
học tập chủ động chẳng hạn như tăng cường làm những đề thi mẫu có cấu trúc
tương tự kỳ thi thực tế sẽ hiệu quả hơn nhiều so với học kiến thức chay đơn thuần.
Thứ
2 là thời gian, nhiều bạn ôn tập không để ý tới thời gian làm bài thực tế nên
khi thi thì làm bài không kịp dù biết hết toàn bộ nội dung. Bởi vậy trước khi
thi bạn cũng nên rèn luyện dưới áp lực tương tự tức là làm bài theo đúng thời
gian thực tế. Ví dụ bạn sẽ thi trong vòng 90ph thì trước ngày thi bạn cũng nên
rèn luyện làm bài thi thử trong vòng 90ph để cho não bộ bạn quen với áp lực thời
gian và tự động phân bổ thời gian tốt hơn khi thi
Điểm thứ 2, làm quen với phòng thi và giờ thi
Thứ
1 là phòng thi.
Chúng
ta sợ những môi trường mới trong vô thức. Bất cứ khi nào bạn tới một nơi mới bạn
cũng có cảm giác bất an hơn thường ngày. Chính vì vậy khi vừa bước vào phòng
thi tim bạn đập nhanh tay bắt đầu run và đổ nhiều mồ hôi. Làm sao để chúng ta
vượt qua điều này. Cách anh hay làm là tới phòng thi sớm hơn giờ quy định nửa
tiếng, để đơn giản là ngồi đó và cho cơ thể tự thích nghi. Trong lúc ngồi đợi
anh hay nghe nhạc hoặc nhìn các bạn xung quanh xem có ai dễ thương không. Bằng
cách này bạn đang đưa não bộ mình về lại những cảm xúc quen thuộc thường ngày
và sự lo lắng sẽ giảm đi rất nhiều.
Thứ
2 là giờ thi
Thường
là chúng ta sẽ thi buổi sáng và đầu buổi chiều. Có rất nhiều bạn có thói quen học
khuay nên đã quen với việc thức khuya thành ra tới trước ngày thi không ngủ được
và hiển nhiên sáng phải dậy sớm đi thi thì đầu óc ở trạng thái lơ lửng. Bởi vậy
trước ngày thi quan trọng thì bạn cần chỉnh lại lịch sinh học của mình bằng
cách ngủ và thức dậy sao cho phù hợp với giờ thi. Chẳng hạn bạn thi buổi sáng
thì bạn phải tập ngủ sớm và thức dậy sớm ít nhất là một tuần trước thi để trong
ngày thi bạn đã quen với lịch sinh học này và có một đêm trước thi ngủ thật
ngon.
Nếu
bạn thi buổi trưa thì anh cũng khuyến khích bạn tập ngủ trưa ngắn tầm 15ph để
trong ngày thi bạn có thể chợp mắt được một chút trước giờ thi và làm bài trong
trạng thái tốt nhất.
Vậy
nếu em đã tập mà đêm trước khi vẫn không ngủ được thì sao ? Anh đã nói về kỹ
thuật để mình có thể chìm vào giấc ngủ ngon trong video cách để ngủ ngon hơn. Kỹ
thuật này sẽ giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh nhất có thể dù đang trong trạng
thái căng thẳng mà không cần dùng bất kỳ chất kích thích nào như rượu bia hay
thuốc ngủ.Nhớ là bạn không nên dùng những chất này trước thi vì nó sẽ làm giảm
hiệu suất hoạt động của bạn vào sáng hôm sau.
Điểm thứ 3, đưa não bộ vào trạng thái chiến đấu
Khoa
học đã chứng minh rằng là ngôn ngữ cơ thể của chúng ta thực sự có thể đổi thay
đổi cách mà chúng ta suy nghĩ. Nói cách khác là cách mà bạn đi đứng có thể ảnh
hưởng lên tâm lý của bạn.
Bởi
vậy nếu để ý bạn sẽ thấy những vận động viên hoặc diễn giả hàng đầu luôn có một
nghi thức một động tác nào đó để chuẩn bị ngay trước khi biểu diễn nhằm loại bỏ
căng thẳng. Có rất nhiều cách khác nhau nhưng đây thực sự là những gì anh hay
làm.
ngay
khi nhận đề thi anh sẽ hôn tay mình và dang rộng vai rồi nói trong đầu game on
tức là chiến thôi nào. Bất cứ thi nào thi anh cũng làm vậy và chỉ làm vậy khi
thi thực tế. Đây là cách anh giúp cho não bộ mình nhận ra là nó cần tập trung
và chiến đấu hết sức để hoàn thành bài thi này. Rồi mới bắt đầu làm bài.
Ban
đầu thì anh cũng không tin nhưng sau một thời gian làm theo những động tác này
thì thực sự là lúc làm bài anh thấy rất tập trung và tràn trề năng lượng.
Tóm lại, thi cử là một hoạt động gây căng thẳng cho não bộ bởi vậy chúng ta cần làm quen với môi trường căng thẳng này để có thể đạt suất cao nhất vào ngày thi thực tế. Thứ 1, hãy rèn luyện bằng cách mô phỏng thực tế bài thi tức là luyện tập giống với hình thức và thời gian thi thực tế. Thứ 2, làm quen với phòng thi bằng cách đến sớm 30ph so với giờ quy định và làm quen với giờ thi bằng cách chỉnh lại lịch sinh học của mình trước đó ít nhất 1 tuần. Thứ 3, đưa não bộ vào trạng thái chiến đấu bằng những động tác nhất định.
Anh hi vọng là video này sẽ giúp bạn chuẩn bị tâm tý khi thi cử thật tốt và thể hiện 100% những gì bạn đã dày công chuẩn bị.